Rất nhiều người cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống. Mặc dù họ làm việc rất chăm chỉ nhưng tìm được cái gì đáng giá với bản thân họ. Một nguyên nhân chính khiến họ cảm thấy bối rối như vậy là do họ chưa dành đủ thời gian để suy nghĩ về những điều họ muốn trong cuộc sống, và chưa tự đặt ra những mục tiêu. Sau cùng thì bạn có bao giờ bắt đầu một cuộc hành trình mà không hề biết đích đến? Có lẽ là không đâu.

Xác định mục tiêu là một quá trình lâu dài mà bạn suy nghĩ về tương lai của mình, và tự tạo động lực để biến tương lai này thành hiện thực. Bằng việc viết chính xác những điều bạn mong muốn đạt được, bạn sẽ biết bạn nên tập trung sự cố gắng vào cái gì cũng như dễ dàng loại bỏ những xao nhãng trong công việc và trong cuộc sống hơn.
Những người thành công đều có mục tiêu xác định. Thiết lập mục tiêu giúp bạn có một tầm nhìn dài hạn và động lực trong ngắn hạn. Nếu bạn thiết lập những mục tiêu rõ ràng và cụ thể, bạn có thể đánh giá được sự tiến bộ của mình cũng như cảm thấy tự hào khi hoàn thành một mục tiêu, từ đó tăng cường sự tự tin cho bản thân.
Các bước thiết lập mục tiêu cá nhân
Bạn nên thiết lập mục tiêu của mình theo các mức độ sau:

  • Đầu tiên, bạn tự hình dung ra một bức tranh lớn về những điều bạn muốn làm trong cuộc sống (ví dụ như trong vòng 10 năm nữa), và xác định những mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được
  • Sau đó, bạn tách những mục tiêu này thành các mục tiêu nhỏ hơn
  • Cuối cùng, sau khi đã có kế hoạch, bạn hãy bắt đầu thực hiện nó để đạt được những mục tiêu trên

Bạn nên bắt đầu tự mục tiêu lớn xuyên suốt cả cuộc đời, rồi đến những thứ có thể làm trong 5 năm tới, 1 năm tới, tháng tới, tuần tới và ngày mai.
Bước 1: Xác định mục tiêu cuộc đời
Bạn có thể suy nghĩ về mục tiêu của mình theo những khía cạnh dưới đây:

  • Sự nghiệp: Chức vụ cao nhất mà bạn muốn đạt được là gì, công việc như thế nào?
  • Tài chính: Bạn muốn mức lương cao nhất có thể kiếm được là bao nhiêu?
  • Giáo dục: Bạn muốn học được những kiến thức gì, bằng cấp gì?
  • Gia đình: Bạn muốn một gia đình như thế nào? Kì vọng của bạn đối với người bạn đời và con cái mình như thế nào?
  • Sức khoẻ: Bạn có muốn chơi một môn thể thao nào, hay bạn chỉ mong có sức khoẻ tốt khi về già?
  • Thái độ, hành vi: Bạn muốn mình trở thành một con người như thế nào?

Bước 2: Xác định những mục tiêu nhỏ hơn
Sau khi đã thiết lập được mục tiêu lớn nhất, hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn mà bạn cần hoàn thành trong tương lai gần và lên kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Hãy đảm bảo rằng những mục tiêu này cũng phù hợp với mục tiêu lớn trong cuộc đời bạn.
Nguyên tắc của mục tiêu được thiết lập
1.    Mục tiêu phải tạo ra động lực:
Khi bạn thiết lập một mục tiêu, hãy đảm bảo rằng nó là quan trọng đối với bạn, và bạn sẽ đạt được những giá trị, lợi ích nhất định nào đó khi hoàn thành nó. Nếu bạn đặt ra một mục tiêu mà bạn không có nhiều hứng thú hay sự quan tâm, hoặc nó không liên quan đến mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời bạn, thì xác suất mà bạn tiến hành thực hiện nó là rất thấp. Động lực chính là chìa khoá để đạt được một mục tiêu.
Đặt mục tiêu liên quan đến điều mà bạn ưu tiên nhất. Nếu bạn không tập trung vào thứ được ưu tiên nhất, bạn có thể sẽ đặt ra quá nhiều mục tiêu, và không đủ thời gian thực hiện từng mục tiêu. Để việc hoàn thành mục tiêu được đảm bảo, cũng như tối đa hoá xác suất thành công, bạn cần tạo cảm giác cấp thiết và suy nghĩ “Tôi nhất định phải thực hiện nó”. Nếu không, bạn có thể sẽ không hoàn thành mục tiêu đã đưa ra, hậu quả là bạn sẽ cảm thấy thất vọng, bực dọc và mất tự tin.
2.    Mục tiêu phải đạt tiêu chí SMART
Specific (Cụ thể)
Measurable (Có thể đo lường)
Attainable (Có thể thực hiện được)
Relevant (Có liên quan)
Time bound (Có thời hạn)
Đặt mục tiêu cụ thể: Mục tiêu của bạn phải rõ ràng và có thể định nghĩa. Những mục tiêu chung chung là hoàn toàn vô ích bởi vì chúng không đưa ra phương hướng thích đáng. Nên nhớ rằng bạn cần mục tiêu để định ra phương hướng hành động. Hãy đặt tên mục tiêu đơn giản nhất có thể.
Đặt mục tiêu có thể đo lường: Thang đo lường có thể là các con số chính xác, ngày tháng,… để bạn có thể đánh giá được mức độ thành công. Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản như “Giảm chi tiêu” thì làm thế nào để bạn biết được bạn đã hoàn thành nó hay chưa?
Đặt mục tiêu có thể đạt được: Hãy đảm bảo rằng việc hoàn thành mục tiêu là có khả năng. Nếu bạn đặt ra một mục tiêu mà không có hi vọng nào đạt được nó thì bạn sẽ đối mặt với sự thất vọng và mất sự tự tin của mình. Tuy nhiên, đừng đặt mục tiêu quá đơn giản. Hoàn thành một mục tiêu mà bạn không cần tốn nhiều công sức không những không tạo ra động lực cho bạn mà còn khiến bạn dễ dàng trở nên tự mãn và không thể tiến bộ. Tốt nhất bạn nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng mang tính thử thách để bạn phải nâng cao khả năng và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
Đặt mục tiêu tương thích: Mục tiêu của bạn nên có liên quan tới định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.
Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời hạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ biết được thời điẻm chính xác để ăn mừng thành công. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.
3.    Ghi mục tiêu ra giấy
Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì để quên được. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ làm giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay”, thay vì “Tôi muốn giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay.” Cách ghi đầu tiên trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy” rõ mình đang cắt giảm chi phí. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu đam mê và sẽ cho bạn một cái cớ để xao lãng.
Lời khuyên 1: Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng duy trì mục tiêu hãy nói “Tôi sẽ giữ lại tất cả nhân viên cho quý tiếp theo” thay vì nói “Tôi sẽ cắt giảm tình trạng nhân viên nghỉ việc.” Câu đầu tiên tạo ra động cơ thúc đẩy còn câu thứ hai lại tạo thêm điều kiện “cho phép” bạn thành công ngay cả khi một số nhân viên ra đi.
Lời khuyên 2: Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục tiêu cũng nên được đặt lên trên cùng của Thư mục dự án. Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực cho mình.
4.    Lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài.
5.    Bám sát mục tiêu
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời giaan dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu có thể thay đổi đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu nhé.
Điểm cốt lõi: Thiết lập mục không chỉ đơn giản là mong muốn điều gì đó xảy ra. Trừ khi bạn xác định chính xác điều mình muốn làm và hiểu lý do tại sao mình muốn làm điều đó ngay từ đầu, bạn sẽ khó đạt được mục tiêu đó. Qua 5 Quy tắc vàng trong Thiết lập mục tiêu, bạn có thể tự tin  đặt ra mục tiêu hài lòng khi cuối cùng cũng có thể chinh phục được mục tiêu rồi. Bạn quyết định sẽ làm gì hôm nay?